Tại hội thảo“Hợp tác phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam lần thứ 20” do Bộ TT&TT tổ chức tại Quảng Ngãi ngày 25/8, các chuyên gia đến từ IBM và CMC Telecom nhận định, hiện nay, các giải pháp bảo mật truyền thống của nhiều doanh nghiệp Việt không còn bền vững và mang lại hiệu quả an toàn.
Năng lực tấn công của các băng nhóm tội phạm mạng ngày càng được nâng cao, sự thiếu hụt về nhân lực quản trị CNTT cao cấp, sự phát triển tốc độ của điện toán đám mây, di động và IoT cùng với sự chủ quan của doanh nghiệp trước các cảnh báo bảo mật… chính là những lý do lớn dẫn đến những sự cố liên quan đến bảo mật thông tin của doanh nghiệp.
Khảo sát của IBM cho thấy, trong khi 50% các CEO đồng ý cho rằng sự hợp tác là cần thiết để chống lại tội phạm mạng, nhưng chỉ một phần ba trong số họ sẵn sàng chia sẻ thông tin sự cố an ninh của tổ chức mình ra bên ngoài, 68% còn lại miễn cưỡng chia sẻ thông tin chỉ khi sự cố của gây thiệt hại nhất định và truyền thông vào cuộc.
Theo các báo cáo về an ninh bảo mật tại Việt Nam, tình trạng đánh cắp dữ liệu khách hàng và xâm nhập vào hệ thống quản trị của doanh nghiêp là mối đe dọa lớn nhất đối với uy tín và hiệu quả của các tổ chức, doanh nghiệp Việt.
Ông Ngô Trọng Hiếu, Tổng Giám đốc CMC Telecom nhấn mạnh, các mục tiêu của tội phạm mạng đang ngày càng mở rộng, hình thức tấn công tinh vi nhằm thu thập và tận dụng các dữ liệu có giá trị cao. Các nhóm tội phạm cũng đang không ngừng câu kết với nhau, chia sẻ hạ tầng để triển khai các chiến dịch tấn công. Các tổ chức, doanh nghiệp cần chuẩn bị thật tốt cho thử thách này.
Nghiên cứu của IBM và Viện nghiên cứu Ponemon đưa ra trong năm 2015 cho thấy, tổng chi phí trung bình của một sự cố rò rỉ dữ liệu tại 350 công ty tham gia vào nghiên cứu này đã tăng từ 3,52 triệu USD trong năm 2014 lên 3,79 triệu USD trong năm 2015. Chi phí trung bình cho mỗi bản ghi có chứa thông tin nhạy cảm và bí mật bị mất hoặc bị đánh cắp tăng từ 145 USD/ bản ghi trong năm 2014 lên 154 USD/ bản ghi trong năm 2015.
![]() |
Trung tâm nghiên cứu X-Force của IBM cũng chỉ rõ các kỹ thuật tấn công mới như Malware di động đang ngày càng thịnh hành, trong khi các kiểu tấn công "cổ điển" như DDoS và POS phần mềm độc hại tiếp tục có hiệu lực do thiếu các biện pháp ninh an toàn, bảo mật cơ bản.
" alt=""/>CMC: Nhiều doanh nghiệp Việt đang bảo vệ mình bằng giải pháp bảo mật lạc hậu“Sau đó, chúng tôi nhận thấy xu hướng phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và dịch vụ điện thoại di động thì việc kết nối Facebook qua Internet không còn xa lạ với nhiều người tại Việt Nam. Vì vậy, các thành viên trong nhóm quyết định tận dụng ưu thế của mạng xã hội Facebook để hỗ trợ cho hoạt động của nhóm. Trang Facebook có địa chỉ https://Facebook.com/hoituthienhue ra đời, đăng tải hình ảnh những gia đình có hoàn cảnh khó khăn lên Fanpage của nhóm để vận động, kêu gọi sự giúp đỡ. “Bằng những mối quan hệ, cộng với sức lan tỏa của mạng xã hội, chỉ trong thời gian ngắn nhóm chúng tôi đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ rất lớn từ những người dùng Facebook ở trong và ngoài nước. Nhờ đó mà nhóm mới có thể duy trì đến ngày hôm nay” – anh Nho cho biết thêm.
![]() |
Từ khi thành lập đến nay, nhóm từ thiện HFB đã trao hơn 300 chiếc xe đạp, cho các em học sinh nghèo làm phương tiện đến trường. Nhóm còn vận động, quyên góp để xây dựng hai ngôi nhà (trị giá 30 triệu đồng/ 1 ngôi nhà), cho gia đình bà Trần Thị Quýt (60 tuổi trú tại xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) và ông Huỳnh Văn Cư (sinh năm 1967 ở xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế). Nhóm từ thiện HFB cũng đang thực hiện dự án Cơm 5000 đồng dành cho những người lao động và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn (vào các ngày 3, 5,7 và chủ nhật hàng tuần);… Chính những việc làm kể trên, nhóm HFB luôn nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng. Bên cạnh đó, nhóm HFB còn kết nối nhiều nhà thiện nguyện tại Mỹ và Úc nhằm tận dụng lực lượng kiều bào ta ở nước ngoài hỗ trợ các gia đình nghèo tại Huế.
Những lần chăm sóc mẹ điều trị bệnh tại Bệnh viện Trung ương Huế, Nguyễn Phước Đạt (24 tuổi, trú tại 16/35 đường Trần Văn Kỷ, TP Huế) chứng kiến nhiều bệnh nhân phải chạy ăn từng bữa. Với mong ước được chia sẻ khó khăn với các gia đình bệnh nhân, Đại mạnh dạn đứng ra kêu gọi bạn bè thành lập nhóm thiện nguyện "Team Thừa Thiên Huế", làm cầu nối để kêu gọi các nhà hảo tâm cùng chung sức giúp đỡ bệnh nhân nghèo.
Ban đầu nhóm có 25 thành viên nhưng đa số là những bạn học sinh, sinh viên nên rất khó khăn trong việc kêu gọi kinh phí hoạt động. Các thành viên trong nhóm hội ý và quyết định thành lập thành lập trang Facebook tại địa chỉ https://Facebook.com/CityHue để đăng tải hình ảnh những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
![]() |
Dữ liệu thống kế cho thấy, số người dùng hàng ngày của game Pokemon Go đang trên đà suy giảm. Ảnh: CNET
Theo công ty cố vấn đầu tư Axiom Capital Management, trò chơi Pokemon Go đã đạt tới thời kỳ đỉnh cao và hiện đang bước vào giai đoạn thoái trào dần dần. Các dữ liệu khảo sát do Sensor Tower, SurveyMonkey và Apptopia thu thập được cho thấy, số lượng người dùng tích cực, lượt tải và thời gian dành cho ứng dụng game trực tuyến trên di động này hàng ngày đã sụt giảm so với thời kỳ đỉnh điểm của nó chỉ cách đây một tháng.
Victor Anthony, chuyên gia phân tích cấp cao của Axiom, nhận định, cơn sốt Pokemon Go trên đà hạ nhiệt sẽ là tin tức tốt lành đối với nhiều nhà đầu tư và các lãnh đạo tại Facebook, Twitter, Tinder và Snapchat.
"Trước tốc độ tăng trưởng chóng mặt của ứng dụng Pokemon Go kể từ khi trình làng hồi tháng 7, các nhà đầu tư từng lo ngại rằng, trải nghiệm mới này với người dùng đang tước đoạt thời gian dành cho các ứng dụng di động khác", ông Anthony chia sẻ trên trang Bloomberg.
![]() |
Sự yêu thích dành cho Pokemon Go được cho là chỉ mang tính ngắn hạn. Ảnh: CNET |
Không lâu sau khi Pokemon Go ra mắt vào tháng 7, tính trung bình, người dùng di động đã nhanh chóng dành nhiều thời gian cho game này hơn các ứng dụng khác như Snapchat, Twitter và thậm chí cả Facebook. Tuy nhiên, nếu xu hướng hiện tại tiếp diễn, các dữ liệu khảo sát ám chỉ, sự yêu thích dành cho Pokemon Go cũng như công nghệ game tăng cường thực tế ảo nói chung chỉ mang tính ngắn hạn.
"Các dữ liệu Google Trends đã chỉ ra sự suy giảm hứng thú đối với công nghệ tăng cường thực tế ảo (Augmented reality hay AR, công nghệ giúp người dùng có thể tiếp tục tương tác với thế giới thực trong khi vẫn đang tương tác với các đối tượng ảo xung quanh họ), trong khi sự hứng thú với công nghệ thực tế ảo (Virtual reality hay VR, công nghệ giúp người dùng tách biệt khỏi thế giới thực khi đang đắm mình trong một thế giới hoàn toàn ảo) vẫn còn cao", ông Anthony kết luận.
Niantic Labs, nhà phát triển game Pokemon Go, hiện vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào trước các thông tin trên.
Tuấn Anh(Theo CNET)
" alt=""/>Cơn sốt Pokemon Go bắt đầu hạ nhiệt